Đoàn chuyên gia mạng lưới CVĐC Toàn cầu UNESCO gồm: Ông Guy Martini, Cố vấn cao cấp, Chủ tịch Hội đồng CVĐC Toàn cầu UNESCO; Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Tân Văn, Ủy viên Hội đồng CVĐC Toàn cầu UNESCO, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản; Nhóm chuyên gia Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản Việt Nam.
Làm việc với đoàn chuyên gia có Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Xuân Ánh; Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) Sầm Việt An; lãnh đạo các sở, ban, ngành.
Tại buổi làm việc, Sở VH,TT&DL báo cáo kết quả nổi bật về hoạt động, vận hành CVĐC Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng từ năm 2018 đến nay với Đoàn chuyên gia.
Năm 2022, nhận thấy việc đăng cai Hội nghị quốc tế lần thứ 8 của mạng lưới CVĐC Toàn cầu UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2024 sẽ là một cơ hội tốt để Cao Bằng giới thiệu, quảng bá tiềm năng, thế mạnh về du dịch, trong đó có sự thu hút mạnh mẽ của CVĐC Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng. UBND tỉnh kỳ vọng, mong muốn tổ chức sự kiện Hội nghị quốc tế lần thứ 8 sẽ mở ra cơ hội để bạn bè, du khách trong nước và quốc tế có CVĐC biết đến tiềm năng, thế mạnh và sự đa dạng, độc đáo đặc sắc riêng của du lịch Cao Bằng.
Để chuẩn bị cho công tác tổ chức Hội nghị quốc tế lần thứ 8 diễn ra tháng 10/2024, Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Xuân Ánh đề nghị với Đoàn chuyên gia mạng lưới CVĐC Toàn cầu UNESCO tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm cho UBND tỉnh về công tác tổ chức Hội nghị CVĐV Toàn cầu mang tầm cỡ quy mô quốc tế.
Ông Guy Martini, Cố vấn cao cấp, Chủ tịch Hội đồng CVĐC Toàn cầu UNESCO nhấn mạnh: Năm 2019, Cao Bằng đã tổ chức thành công Hội thảo quốc tế “Phát triển du lịch bền vững thông qua mô hình Công viên ĐCTC UNSECO” với sự tham gia của hơn 300 đại biểu trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, Hội nghị quốc tế lần thứ 8 của mạng lưới CVĐC Toàn cầu UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2024 có tầm quan trọng lớn hơn rất nhiều, quy mô khoảng 800 - 1.000 đại biểu quốc tế đại diện cho 100 CVĐC/90 quốc gia trên các châu lục thế giới. Vì vậy, UBND tỉnh Cao Bằng cần đẩy mạnh công tác truyền thông trước khi diễn ra sự kiện; xây dựng cổng đăng ký dự hội nghị cho đại biểu quốc tế về nội dung, hoạt động diễn ra sự kiện hội nghị. Báo cáo việc tổ chức sự kiện lên các bộ, ngành liên quan để làm tốt công tác lễ tân ngoại giao cũng như các thủ tục khác cho khách mời quốc tế; chuẩn bị tốt xây dựng nội dung tổ chức như báo cáo thành tựu hoạt động, vận hành hiệu quả CVĐC Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng.
Xây dựng nội dung thảo luận mời đại biểu quốc tế các nước tham luận với những chuyên đề cụ thể chia sẻ kinh nghiệm, cách làm hay về bảo tồn các giá trị di sản địa chất, di sản văn hóa bản địa; khai thác và bảo tồn giá trị di sản CVĐC phát triển du lịch gắn với bảo vệ tài nguyên môi trường, chống biến đổi khí hậu; giáo dục CVĐC trong nhà trường, phát triển du lịch bền vững. Chuẩn bị tốt công an ninh trật tự, lễ tân, hậu cần… Xây dựng các hoạt động cho đại biểu quốc tế trải nghiệm 4 tuyến du lịch CVĐC Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng để giới thiệu, quảng bá du lịch, vị thế CVĐC Non nước Cao Bằng với bạn bè quốc tế; giới thiệu sản phẩm OCOP nổi tiếng, các làng nghề truyền thống…
Nhân dịp này, ông Guy Martin sẽ giới thiệu tuyến trải nghiệm thứ 5 kết nối CVĐC Cao nguyên đá Hà Giang với CVĐC Non nước Cao Bằng, đây là tuyến độc đáo nhất thế giới vì chưa có CVĐC toàn cầu nào có tuyến du lịch trải nghiệm kết nối giữa 2 CVĐC toàn cầu có nhiều giá trị di sản…
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Xuân Ánh cảm ơn tư vấn của Đoàn chuyên gia. Thời gian tới, UBND tỉnh sẽ xây dựng các tiểu ban nội dung chuẩn bị tổ chức hội nghị; công tác quảng bá trước, trong và sau khi diễn ra hội nghị; làm tốt công tác hậu cần. Phối hợp với các bộ, ban, ngành chức năng làm tốt các thủ tục ngoại giao, đảm bảo an ninh, đảm bảo môi trường diễn ra sự kiện thân thiện, gần gũi, mến khách mang đậm văn hóa đặc sắc của Cao Bằng, tạo hình ảnh, ấn tượng tốt đẹp với bạn bè quốc tế.
Trước đó, ngày 16 - 17/8, Đoàn chuyên gia mạng lưới CVĐC Toàn cầu UNESCO và Ban Quản lý CVĐC Non nước Cao Bằng khảo sát tuyến du lịch trải nghiệm thứ 5 kết nối CVĐC Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) với CVĐC Non nước Cao Bằng, từ Mèo Vạc (Hà Giang) - Bảo Lạc (Cao Bằng).
Nguồn tin: baocaobang.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn