Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 11.532.103 ca mắc, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca mắc/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 121/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 116.541 ca mắc).
Về tình hình điều trị, số liệu do Sở Y tế các tỉnh, thành phố báo cáo hàng ngày trên Hệ thống quản lý COVID-19 của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho thấy, trong ngày có 2 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 10.615.395 trường hợp. Có 14 bệnh nhân đang thở ô xy, trong đó, 12 ca thở ô xy qua mặt nạ; 2 ca thở ô xy dòng cao HFNC.
Trong 7 ngày qua không ghi nhận ca tử vong nào. Như vậy, tổng số tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.186 ca, chiếm 0,4% so với tổng số ca mắc.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/230 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 141/230 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 7/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 29/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).
Liên quan đến công tác tiêm chủng, Bộ Y tế cho biết, trong ngày 16/4 có 159 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 266.073.566 liều. Trong đó, tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 223.487.639 liều: mũi 1 là 70.907.533 liều; mũi 2 là 68.450.021 liều; mũi bổ sung là 14.370.087 liều; mũi nhắc lại lần 1 là 52.031.471 liều; ũi nhắc lại lần 2 là 17.728.527 liều.
Tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 23.964.983 liều: mũi 1 là 9.130.472 liều; mũi 2 là 9.021.223 liều; mũi nhắc lại lần 1 là 5.813.288 liều.
Tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 18.620.944 liều: mũi 1 là 10.202.012 liều; mũi 2 là 8.418.932 liều.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, dịch COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, virus biến đổi liên tục tạo các biến thể mới tăng khả năng lây nhiễm. Riêng tại Hà Nội, tuần qua, số mắc COVID-19 ghi nhận tăng so với tuần trước và có thể gia tăng trong thời gian tới. Do đó, các đơn vị cần tiếp tục theo dõi sát diễn biến tình hình dịch để xử lý kịp thời, không để dịch bùng phát.
Để giảm bớt sự lây nhiễm, Bộ Y tế khuyến cáo, đối với người dân, cộng đồng xã hội cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo Thông điệp 2K (Khẩu trang, Khử khuẩn) + vaccine + thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân và các biện pháp khác... Việc đeo khẩu trang trong các cơ sở khám chữa bệnh, trên các phương tiện công cộng là yêu cầu phòng, chống dịch.
Bộ Y tế cho biết, Bộ này đã, đang theo dõi chặt chẽ tình hình, không để bị động trước những diễn biến mới của tình hình dịch bệnh; đồng thời phối hợp với các chuyên gia, các tổ chức trong nước, quốc tế thường xuyên cập nhật, đánh giá tình hình nhằm chủ động có các điều chỉnh phù hợp; huy động các nguồn lực của toàn thể hệ thống chính trị, xã hội trong công tác chống dịch, bảo đảm thống nhất với các quốc gia trên thế giới./.
Nguồn tin: dangcongsan.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn