Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống dân tộc Mông

Thứ sáu - 14/07/2023 03:25
Bộ trang phục truyền thống của người Mông thể hiện được chiều sâu cũng như bản sắc của họ, chất liệu vải lanh cùng màu sắc được trang trí rất sặc sỡ gồm nhiều màu kết hợp với nhau, kỹ thuật tạo hoa văn trên vải kết hợp giữa thêu, ghép vải, in hoa văn sáp ong cầu kỳ, tỉ mỉ tạo nên nét riêng của trang phục dân tộc Mông.
Nhiều địa phương tổ chức ngày hội văn hóa dân tộc Mông nhằm bảo tồn và phát huy văn hóa trang phục dân tộc Mông
Nhiều địa phương tổ chức ngày hội văn hóa dân tộc Mông nhằm bảo tồn và phát huy văn hóa trang phục dân tộc Mông
Trang phục dân tộc Mông trên địa bàn tỉnh nhìn chung vẫn còn giữ được những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc, tuy nhiên, hiện nay cùng với quá trình hội nhập, phát triển nhanh chóng của đời sống kinh tế - xã hội, do nhiều nguyên nhân trang phục truyền thông của dân tộc Mông đã có một số thay đổi để phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế. 

Trong một khảo sát về thực trạng đời sống văn hóa của đồng bào Mông ở Cao Bằng đối với 310 hộ gia đình người Mông ở các xóm trên địa bàn tỉnh, kết quả cho thấy chỉ có 100/310 hộ người Mông trả lời thường xuyên mặc trang phục truyền thống, bằng 32,2%; 165/310 hộ trả lời thỉnh thoảng mặc, bằng 53,2%; số còn lại trả lời không mặc trang phục truyền thống, đa số là thế hệ trẻ từ 18 - 25 tuổi. Trang phục truyền thống dân tộc Mông có một số nét thay đổi về kỹ thuật, chất liệu, màu sắc, quy cách làm ra sản phẩm… Về chất liệu, thay vì vải lanh, người Mông hiện nay dùng các loại vải sợi hóa học nhiều màu sắc, thuận tiện trong việc may thêu trang phục, giá cả hợp lý, thiết kế đơn giản hơn. Về màu sắc, kỹ thuật khâu, thêu theo cổ truyền dần biến mất, một số nơi không còn trồng chàm và chế biến chàm làm thuốc nhuộm mà phổ biến là mua vải nhuộm sẵn màu chàm, còn các màu khác như xanh lá cây, vàng, đỏ, nâu… chủ yếu là mua thuốc nhuộm công nghiệp bán trên thị trường; kỹ thuật khâu, thêu cổ truyền đã dần mai một.

Nguyên liệu để sản xuất trang phục truyền thống chủ yếu là vỏ cây lanh se sợi để dệt nên những bộ quần áo cầu kỳ của chị em phụ nữ. Ngày nay, nghề trồng lanh đã không còn được người dân thực hiện cách đây khoảng 10 năm, nguyên liệu dệt vải, cắt, khâu, thêu trang phục cũng không có. Để làm ra bộ trang phục truyền thống mất rất nhiều thời gian, công sức và chi phí (từ trồng lanh, tước sợi, se sợi, dệt...), trong khi đó ngoài thị trường có rất nhiều quần áo giá thành rẻ, chất liệu vải nhẹ, mát, dễ sử dụng, mẫu mã đa dạng, do vậy đồng bào Mông Trắng chủ yếu mua trang phục may sẵn ngoài chợ về sử dụng. 

Người Mông Đen là một nhánh của dân tộc Mông, sống tập trung tại xã Thụy Hùng (Thạch An). Trang phục của người Mông Đen khá cầu kỳ, được làm từ vải chàm. Trang phục nữ gồm rất nhiều bộ phận hợp thành như khăn đội đầu, áo, yếm, váy, thắt lưng, xà cạp; các phụ kiện đi kèm như vòng cổ, trâm cài đầu bằng bạc. Các họa tiết thổ cẩm sặc sỡ được thêu trên cổ yếm, viền cổ áo, thắt lưng, tay áo, xà cạp khiến cho bộ trang phục màu đen không bị đơn điệu. Hiện nay mỗi gia đình người Mông Đen có con gái đều có một bộ trang phục truyền thống dùng để mặc trong các sự kiện lớn, ngày vui của cộng đồng. Người dân không còn tự dệt vải chàm mà thường mua sẵn trên thị trường để may trang phục. Trong lao động sản xuất, sinh hoạt và trong những dịp thực hiện các nghi lễ quan trọng, họ cũng không còn sử dụng trang phục truyền thống mà mặc như người Kinh, trang phục truyền thống của họ chỉ dành để mặc khi chết. Những người am hiểu về trang phục và thành thạo việc thêu hoa văn trên trang phục hiện nay còn quá ít, chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Nguyên liệu thêu, dệt nên những trang phục truyền thống của dân tộc Mông ngày nay chủ yếu được may công nghiệp, có bán trên thị trường.
Nguyên liệu thêu, dệt nên những trang phục truyền thống của dân tộc Mông ngày nay chủ yếu được may công nghiệp, có bán trên thị trường.

Là địa phương có người Mông chiếm số lượng lớn so với các địa phương khác trong tỉnh, huyện Hà Quảng đẩy mạnh công tác tuyên truyền để bảo tồn và phát huy văn hóa trang phục dân tộc Mông. Huyện quan tâm chỉ đạo tổ chức các hoạt động, các sự kiện, hội thi, hội diễn, như tổ chức Hội thi Hát dân ca - trình diễn trang phục dân tộc; tổ chức các lễ hội truyền thống, trong đó đặc biệt quan tâm đến lễ hội đồng bào dân tộc Mông trong các ngày lễ, tết cổ truyền dân tộc, tổ chức thường niên Ngày hội văn hóa dân tộc Mông vào dịp đầu xuân hằng năm. Thông qua các hoạt động lễ hội, hội diễn nhằm tôn vinh, giới thiệu, quảng bá những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Mông trong nền văn hóa thống nhất và đa dạng của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam. Đồng thời, huyện đẩy mạnh các hoạt động truyền dạy nghề thêu, may truyền thống; tổ chức các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch nhằm đưa trang phục của người Mông trở thành sản phẩm du lịch gắn với việc bảo tồn các nét đẹp văn hóa trang phục dân tộc Mông.

Trang phục là một thành tố văn hóa quan trọng và không thể thiếu trong di sản văn hóa truyền thống độc đáo, đặc điểm nhận biết của từng dân tộc. Để bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống dân tộc Mông, cần tiếp tục triển khai các giải pháp, cơ chế chính sách để hỗ trợ phát triển nghề thêu, may trang phục dân tộc Mông; đặc biệt là hỗ trợ cho những nghệ nhân truyền dạy nghề này để đưa sản phẩm trang phục Mông trở thành sản phẩm du lịch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cũng như tăng thu nhập cho người dân. Tăng cường giáo dục truyền thống văn hóa của dân tộc Mông nhằm vun đắp và phát huy niềm tự hào dân tộc, đặc biệt là cho lớp trẻ, hướng họ đến với các giá trị truyền thống tốt đẹp - cội nguồn tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc.             

 

Nguồn tin: baocaobang.vn

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Video hoạt động
Screenshot 2


z5938366578357 0660a04694014cba01f06354ec63e29c


z5938342173393 e3ad0887d201d3d74066f1305a005930
Bazon SACH1
duluanxahoi
tracuu 1
bhxh2 yukp

dcs





nonnuoccb
12121hq1
Liên kết Website

 

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập22
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm20
  • Hôm nay5,603
  • Tháng hiện tại12,839
  • Tổng lượt truy cập4,170,833
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TUYÊN GIÁO CAO BẰNG
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Tỉnh ủy,  Km5, phường Đề Thám, Thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
Điện thoại: 0206 3855 011  -  Email: bantuyengiao.tu@caobang.gov.vn
Chịu trách nhiệm nội dung: Bế Thanh Tịnh, Ủy viên Ban thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Ghi rõ nguồn https://tuyengiaocaobang.vn khi phát hành lại thông tin từ địa chỉ này.

  Chung nhan Tin Nhiem Mang
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây